Chính sách chất lượng

 

 
  

CHÍNH SÁCH  QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG, MÔI TRƯỜNG, SỨC KHỎE VÀ AN TOÀN LAO ĐỘNG

 

©©©

Với một đội ngũ nhân viên trẻ, năng động và chuyên nghiệp, có nền tảng đạo đức kinh doanh tốt, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Điện công nghiệp EST cam kết theo đuổi mục tiêu:

G Trở thành nhà cung cấp chuyên nghiệp trong lĩnh vực vật tư cơ điện (M&E), tự động hóa nhà máy, ứng dụng giải pháp tiết kiệm năng lượng & hệ thống quản lý năng lượng PMS trong nhà máy và tòa nhà sử dụng thiết bị và công nghệ của các hãng nổi tiếng như Schneider, LS, FUJI, Mitsubishi...

A Liên tục cải tiến chất lượng chuỗi cung ứng sản phẩm và dịch vụ, phấn đấu 100% không có khiếu nại của khách hàng, bên cạnh đó đảm bảo môi trường làm việc, sức khỏe và an toàn lao động cho cán bộ công nhân viên, đề cao giá trị xã hội và tính bền vững trong  định hướng phát triển của công ty.

Cụ thể:

F Đối với kinh doanh:

  • Đáp ứng tối đa yêu cầu của khách hàng trong việc cung cấp sản phẩm/ dịch vụ.
  • Tìm kiếm, lựa chọn đánh giá nhà cung cấp uy tín, tin cậy.
  • Học hỏi, sáng tạo để nâng cao chất lượng dịch vụ/ thi công một cách an toàn, trách nhiệm.
  • Kiểm soát quy trình quản lý nội bộ và định kỳ đánh giá nhân sự.
  • Đề cao tinh thần trách nhiệm cho dịch vụ sau bán hàng.
  • Thực hiện nghiêm túc bảo mật thông tin và chống gian lận, hối lộ.
  • Tuân thủ yêu cầu pháp luật nói chung và quy định của công ty nói riêng.

F Đối với môi trường, sức khỏe, và an toàn lao động.

  • Tạo môi trường làm việc sạch sẽ, khoa học, an toàn và thân thiện.
  • Áp dụng hiệu quả biện pháp về an toàn PCCC, an toàn vệ sinh thực phẩm, an toàn lao động.
  • Tham dự tập huấn về an toàn và sức khỏe tại công ty hoặc tại công trường thi công.
  • Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường, bảo vệ tài sản, bảo vệ thân thể cho các thành viên trong công ty, nhà cung cấp, nhà thầu phụ, và cộng đồng xung quanh.
  • Dự phòng dụng cụ y tế, hỗ trợ chi phí khám chữa bệnh.
  • Triển khai nghiêm túc những quy định về bảo vệ môi trường, sức khỏe và an toàn lao động đồng thời có những chế tài nghiêm khắc để xử phạt những trường hợp không tuân thủ quy định công ty đã đề ra.

                                                                    GIÁM ĐỐC

                                                                        (Đã ký)

        Nguyễn Xuân Hải 

 

 

 

 

  1. HIỂU ĐỂ THỰC HIỆN TỐT CHÍNH SÁCH & QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

 

  1. Tại sao phải thực hiện quản lý chất lượng sản phẩm, dịch vụ trong suốt quá trình cung ứng?

Tiến hành quản lý chất lượng sản phẩm là việc làm hoàn toàn cần thiết và quyết định đến sự sống còn của mỗi doanh nghiệp, bởi chất lượng sản phẩm không thể tự nhiên mà tốt.

Đối với một doanh nghiệp chuyên về kinh doanh Thương mại và thi công, không phải cứ mua đi bán lại hay lắp đặt đơn thuần là có thể tạo ra sản phẩm hoặc dịch vụ tốt cho khách hàng mà chúng ta còn cần phải tác động vào nó, quản lý nó theo đúng mục tiêu và quy trình quản lý chất lượng đã định.

Description: quản lý chất lượng sản phẩm

 

 

 

 

  1. Mục tiêu của quản lý chất lượng

Mục tiêu quản lý chất lượng của sản phẩm, chuỗi cung ứng hay thi công công trình là nghiên cứu triển khai, cung cấp và bảo dưỡng  là cung cấp tới người sử dụng 1 sản phẩm có giá trị, chất lượng mà khi dử dụng khách hàng luôn cảm thấy thỏa mãn, hài lòng.

Để giải quyết được nhiệm vụ này, tất cả cán bộ của doanh nghiệp, những người lãnh đạo cao nhất, cán bộ tất cả các bộ phận và tất cả công nhân đều phải tham gia vào hoạt động quản lý chất lượng để tạo nên một hế thống trong đó phải đảm bảo tính: thực hiện – giám sát – kiểm tra – báo cáo – đưa ra phương án khắc phục lỗi – xử lý cuối cùng để  toàn bộ thành viên tham gia đều nắm bắt được.

  1. Lợi ích của quản lý chất lượng

Description: hệ thống quản lý chất lượng

 
 Description: hệ thống quản lý chất lượng

 

 

 

 

 

 

 

Nó cho chúng ta cách sử dụng hợp lý nhất, tiết kiệm nhất các nguồn lực của doanh nghiệp. Quản lý tốt các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng sản phẩm sẽ làm giảm hàng kém phẩm thay vào đó là hàng chất lượng, tối ưu hóa chi phí đầu vào.

Ta có thể nhận thấy giữa vấn đề giảm giá thành đầu vào và nâng cao chất lượng cung ứng là không mâu thuẫn và hoàn toàn có thể thực hiện được nhờ công tác quản lý hay nói cách khác bản thân doanh nghiệp đã loại bỏ được những lãng phí không cần thiết tức là gia tăng lợi ích.

Một sản phẩm làm ra kém phẩm chất, không kinh doanh sẽ phải loại bỏ đồng nghĩa với doanh nghiệp sẽ phải bỏ ra thêm 1 lần nữa chi phí vật tư, nhân công, thời gian,…để tạo lại sản phẩm này, đó là sự lãng phí.

Quy luật cạnh trạnh vừa là đòn bẩy để các doanh nghiệp tiến lên đà phát triển, hoà nhập với thị trường khu vực và thế giới song nó cũng gây sức ép lớn cho các doanh nghiệp. Trong kinh doanh nếu như đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu thì tất về lâu dài doanh nghiệp sẽ nằm ra ngoài quỹ đạo của thị trường. Đánh giá năng lực cạnh tranh của một doanh nghiệp ta có thể sử dụng nhiều chỉ tiêu khác nhau song chỉ tiêu chất lượng sản phẩm là quan trọng nhất. Chỉ có tạo nên một sản phẩm chất lượng mới làm cho đường lối hoạch định của doanh nghiệp rõ ràng và vững chắc hơn, để được như vậy doanh nghiệp phải không ngừng tìm tòi, sáng tạo, khi đạt được thành công cũng là lúc doanh nghiệp phát triển. Vậy nên quản lý chất lượng của sản phẩm chính là phương thức mà doanh nghiệp cần tiếp cận và hoàn thiện hệ thống của mình. Có như vậy doanh nghiệp mới có chỗ đứng trên thị trường vì đã tạo được niềm tin cho khách hàng.

  1. Các vấn đề cần thực hiện để duy trì và cải tiến hệ thống quản lý

Hệ thống quản lý chất lượng chỉ được duy trì và thường xuyên cải tiến một cách hiệu quả khi người đứng đầu của doanh nghiệp am hiểu, quan tâm và sử dụng hệ thống hiệu quả để kiểm soát và nâng cao chất lượng. Để đảm bảo duy trì và cải tiến, bạn cần thực hiện tốt các vấn đề dưới đây.

  • Tổ chức tốt các cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng để phát hiện những bất cập và những vấn đề cần cải tiến trong hệ thống.
  • Các lỗi phát hiện qua đánh giá nội bộ, trong quá trình giám sát, điều hành công việc; phản hồi từ khách hàng… cần được thực hiện theo đúng nguyên lý của khắc phục – phòng ngừa nhằm hạn chế hoặc ngăn ngừa lỗi tiếp tục xảy ra.
  • Khi có cán bộ, nhân viên mới tuyển dụng hoặc bố trí công việc mới cần chú ý đào tạo, hướng dẫn thực hiện các quy định của hệ thống quản lý.
  • Hệ thống văn bản cần được điều chỉnh, cải tiến một cách kịp thời. Nếu sau 2 năm mà không thấy có yêu cầu điều chỉnh, cải tiến một tài liệu nào đó thì cần xem xét hoặc tài liệu đó không được thực hiện nghiêm túc hoặc không thực sự cần thiết.
  • Cuộc xem xét của lãnh đạo về hiệu lực của hệ thống quản lý hàng năm cần xác định rõ mức độ hiệu lực của hệ thống và các công việc cần thực hiện để cải tiến hệ thống.
  • Nên bổ sung các hoạt động định kỳ của hệ thống quản lý như đánh giá nội bộ, đánh giá từ bên ngoài của tổ chức chứng nhận, cuộc họp xem xét của lãnh đạo… vào kế hoạch chung của doanh nghiệp để không quên thực hiện các yêu cầu này.

*Đảm bảo chất lượng

Việc đánh giá chất lượng dự án cũng là một công cụ để đảm bảo chất lượng có thể được sử dụng để kiểm soát chất lượng. Cách tiến hành đánh giá chất lượng dự án sẽ được nêu trong Hoạch định chất lượng. 

* Kiểm soát chất lượng

  • Đưa ra sự đảm bảo cho thấy dự án đang tiến hành theo kế hoạch, quy trình dự án đã được thống nhất
  • Đo lường hiệu quả của kế hoạch, quy trình đã thống nhất
  • Rút ra các bài học kinh nghiệm và cải thiện
  • Xác định các hạng mục không tuân thủ và cơ hội cải thiện

Đảm bảo chất lượng bao gồm toàn bộ vòng đời của dự án và không tập trung vào bất kỳ giai đoạn cụ thể nào. Điều này đảm bảo rằng các quy trình khác (chủ yếu là hoạch định và kiểm soát chất lượng) được thực hiện đầy đủ và dự án tuân thủ bất kỳ tiêu chuẩn doanh nghiệp nào có liên quan đến dự án. 

*Không ngừng cải tiến

Luôn có các cơ hội để cải tiến các quy trình quản lý dự án trong thời gian triển khai hoặc thông tin hỗ trợ việc quản lý các dự án trong tương lai. Các phương pháp tiếp cận có hệ thống nhằm cải thiện chất lượng như Quản lý chất lượng toàn diện mà doanh nghiệp có thể tham khảo như (TQM), ISO 9000, Six Sigma hoặc bất kỳ phương pháp nào khác đều có thể được sử dụng đặc biệt là sự kết hợp của phần mềm quản trị.

Đây là một phần trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, mỗi dự án sẽ có một cách quản lý vận hành khác nhau. Tuy nhiên, nhà quản trị cần tìm hiểu nguyên nhân gốc rễ của vấn đề để đảm bảo các vấn đề tương tự không xảy ra ở các dự án tiếp theo. Phương pháp tiếp cận liên tục có hệ thống đối với Quản lý chất lượng nhằm tạo ra sự tăng trưởng và cải thiện ổn định, giúp doanh nghiệp tập trung vào các mục tiêu và sự ưu tiên khác trong dự án.

  • Ngoài việc thực duy trì và cải tiến chất lượng cung ứng sản phẩm, doanh nghiệp cần làm tốt các vấn đề về môi trường, bởi môi trường doanh nghiệp rất quan trọng, nó tác động trực tiếp tới nhân viên theo chiều hướng tiêu cực hay tích cực hoàn toàn phụ thuộc vào quy định và văn hóa của doanh nghiệp. Hệ thống doanh nghiệp cần trao đổi thông tin, kiểm soát hồ sơ tài liệu, đánh giá nội bộ, tạo môi trường làm việc chuyên nghiệp. Phổ biến cho nhân viện sự tác động của môi trường để ngăn phát thải ô nhiễm khói bụi, tiếng ồn, phòng chống dịch bệnh, bảo vệ môi trường cộng đồng, hưởng ứng tích cực các phong trào bảo vệ môi trường mà xã hội đề ra.
  1. Lợi ích của việc duy trì và cải tiến hệ thống quản lý
  • Nâng cao uy tín và khả năng cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế.
  • Tăng cường hiệu suất nội bộ để thực hiện những tiêu chuẩn bắt buộc và tiêu chuẩn quốc tế về môi trường.
  • Tăng lợi nhuận nhờ sử dụng hợp lý các nguồn lực và giảm chi phí khắc phục sự cố môi trường.
  • Cải thiện mối quan hệ với cộng đồng dân cư và các cơ quan hữu quan; tăng cường sức khỏe nhân viên thúc đẩy nề nếp làm việc tốt.
  • Cải tiến việc kiểm soát các quá trình chủ yếu, nâng cao chất lượng sản phẩm.

***

  1. QUY TRÌNH QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG

Để vận hành một cách có hiệu quả, tổ chức phải xác định và quản lý nhiều hoạt động có liên hệ mật thiết với nhau . Bất cứ hoạt động nào tiếp nhận các đầu vào và chuyển thành các đầu ra có thể coi như một quá trình. Thông thường đầu ra của quá trình này sẽ là đầu vào của quá trình tiếp theo. Đối với EST, quy trình là 1 hệ những nguyên tắc bắt buộc mà từng bộ phận và cá nhân của bộ phần  cần phải thực hiện có mối liên hệ mật thiết trong quá trình thực hiện công việc : Liên kết- kế thừa- kiểm soát chéo- phát hiện lỗi – đưa ra phương án xử lý.

Để thực hiện quy trình một cách hiệu quả, công ty đã và đang triển khi mô hình Số Hóa trong toàn bộ hệ thống với nền tảng là sự kết hợp giữa con người và phần mềm. Việc khai thác và sử dụng các phần mềm điện toán đám mây từ những NCC dịch vụ uy tín sẽ làm tăng năng suất lao động, lưu trữ được dữ liệu chuẩn và chính xác hơn rất nhiều so với phương thức thủ công.

  • Đối với quy trình quản lý chất lượng cung ứng sản phẩm cần chú trọng yếu tố:
  • Lựa chọn nhà cung cấp trên cơ sở đánh giá các tiêu chí quan trọng như, năng lực, tồn kho, chứng nhận, dịch vụ sau bán hàng.
  • Lựa chọn sản phẩm có tiêu chí chuẩn theo yêu cầu của khách hàng với giá thành hợp lý.
  • Tập trung kiểm tra chất lượng sản phẩm chạy thử có hoặc không tải trước khi bàn giao.
  • Chuẩn bị kho bãi, vật dụng đóng gói  hàng hóa đạt tiêu chuẩn.
  • Lựa chọn dịch vụ vận tải và bảo hiểm đảm bảo an toàn  cho hàng hóa
  • Uư tiên xử lý sự cố mà khách hàng gặp phải trong thời gian ngắn nhất (dịch vụ sau bán hàng tốt để tăng uy tín).
  • Đối với quản lý chất lượng của thi công dự án cần chú trọng đến 4 yếu tố quan trọng thông qua vòng đời của dự án như:

*Hoạch định chất lượng

  • Mục đích của các bên liên quan: Hoạt động này ghi chép lại cụ thể mong đợi của khách hàng về chất lượng dự án. Bao gồm bất kỳ tiêu chuẩn chất lượng bên ngoài nào và sự ưu tiên trong những hạng mục có thể bị ảnh hưởng bởi chất lượng
  • Tiêu chí của dự án (được định nghĩa trong kinh doanh): bao gồm các tiêu chí thành công đã xác định. Mục này cần xác định độ dung sai có thể chấp nhận để đạt được mục tiêu đó
  • Các tiêu chuẩn được áp dụng: Kế hoạch xây dựng Chất lượng dự án bao gồm cả môi trường bên trong và bên ngoài phải được kết hợp các tiêu chuẩn từ bên ngoài. Các tiêu chuẩn này có thể bao gồm từ các tiêu chuẩn chất lượng riêng của doanh nghiệp hoặc về Quy định sức khỏe và an toàn tại nơi làm việc
  • Các vai trò và trách nhiệm liên quan đến chất lượng: Những vai trò này bao gồm các vai trò như kiểm tra, giám sát và quản lý đảm bảo chất lượng
  • Tuân theo quy trình: Quy trình quản lý chất lượng được thiết lập thành văn bản một cách có hệ thống sẽ chi phối các cơ chế đối với sản phẩm thông qua thông số kỹ thuật và quy trình thử nghiệm sản phẩm
  • Thực hiện cải tiến liên tục: Điều này bao gồm việc điều chỉnh trong quá trình đánh giá chất lượng không đạt yêu cầu về sản phẩm
  • Kỹ thuật đảm bảo dự án: Yếu tố mô tả cách thức đảm bảo được hoàn thiện và phân công ai sẽ là người chịu trách nhiệm. Điều này nhằm xác định các chính sách đánh giá chất lượng và đánh giá quy trình quản lý chất lượng
  • Các biện pháp kiểm soát chất lượng: Xác định các biện pháp kiểm soát được áp dụng
  • Thiết lập tương tác với các quy trình khác như quản lý cấu hình, kiểm soát thay đổi và cách thức thiết lập các liên kết.

***

  1. TIÊU CHUẨN SẢN PHẨM CHẤT LƯỢNG

1. Tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm

Một sản phẩm chỉ được coi là sản phẩm chất lượng khi nó đáp ứng các tiêu chí khác nhau về chức năng của nó đối với người tiêu dùng.

 

Vật tư và thiết bị phải có đủ tiêu chuẩn về:

- Hiệu suất

- Độ an toàn

- Vật liệu và thiết kế

- Dán nhãn và đóng gói có hãng sản xuất và xuất xứ.

- Thời hạn sử dụng

- Hướng dẫn sử dụng, cảnh báo (nếu có)

- Các sản phẩm đo lường hoặc đặc chủng cần có các chứng chỉ, tem nhãn về hiệu chuẩn, kiểm định của các cơ quan có thẩm quyền.

2. Tiêu chuẩn an toàn và hiệu suất

IEC – là các tiêu chuẩn quốc tế về an toàn điện của thiết bị điện và cơ điện.

ISO – là các tiêu chuẩn quốc tế về hệ thống và quản lý chất lượng.

 

Trước khi mua, phải kiểm tra chất lượng của nhãn mác và bao bì. Ghi nhãn phải bao gồm thông tin về xuất xứ, ngày sản xuất, hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản. Bao bì phải bảo vệ vật tư và thiết bị khỏi bị hư hỏng hoặc giảm chất lượng trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

 

3. Chi phí

Tìm kiếm loại vật tư có mức giá phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng là yếu tố tiên quyết để có cơ hội bán hàng, không nên bán những hàng giá rẻ phẩm cấp thấp để có đơn hàng vì giá rẻ đi liền với hàng chất lượng kém, nhưng cũng không nên tư vấn khách hàng một sản phẩm giá quá cao so với mục đích sử dụng của họ như vậy sẽ là lãng phí. Đánh giá được đúng nhu cầu của khách hàng sẽ có lợi cho cả người bán và người mua.

Không nên cố mua những hàng sắp hết hạn với giá rẻ vì phẩm cấp có thể giảm.

Bao bì cũng làm tăng thêm chi phí vật tư và thiết bị, nhưng sản phẩm đóng gói kém hàng hóa dễ bị hư hỏng hơn trong quá trình vận chuyển. Vì vậy việc đóng gói phải được đảm bảo đúng tiêu chuẩn hàng hóa, cho tới khi hàng mang ra sử dụng vẫn còn nguyên vẹn theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất.

4. Nguồn hàng

Sự an toàn và chất lượng của sản phẩm phụ thuộc vào quy trình sản xuất của nhà cung cấp. Do đó, lựa chọn nhà cung cấp thiết bị uy tín là một việc làm vô cùng quan trọng.

Nên chọn mua hàng từ các thương hiệu nổi tiếng, nếu mua từ đại lý cần có thư từ hãng sản xuất giới thiệu hoặc có giấy chứng nhận đại lý trong hạn.Thận trọng với hàng nhái hàng giả – các mặt hàng được làm để trông giống như một thương hiệu nổi tiếng – chúng thường kém chất lượng và không phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế, cách nhận biết những sản phẩm này là hình thức bên ngoài của chúng không được rõ nét, đóng gói thô, ba via, khi sử dụng có thể nhanh hỏng.

5. Bảo hành và bảo trì

Khi mua bất kỳ sản phẩm gì, tất cả chúng ta đều tìm kiếm những cam kết tốt nhất; chất lượng có tốt không, có tin tưởng được nhà sản xuất không, có bảo hành không?

Tất cả các sản phẩm của nhà sản xuất được bảo hành là những sản phẩm có tính chất lượng, chỉ có bảo hành mới làm cho sản phẩm được tiếp tục sử dụng an toàn, đạt hiệu suất theo tiêu chuẩn của nhà sản xuất. Vì vậy khi mua bán thiết bị, yếu tố bảo hành và bảo trì luôn được yêu cầu phải có thì khách hàng mới yên tâm sử dụng.

***

 

 

est.com.vn back to top